Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng

Luật Quản lý thuế (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, trong đó có quy định: Những nội dung về hóa đơn, chứng từ điện tử sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2022. Quy định này khiến nhiều kế toán, doanh nghiệp lầm tưởng thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử đã bị lùi.

Để tháo gỡ vướng mắc của kế toán về vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây:

1. Luật Quản lý thuế (sửa đổi) và Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định khác nhau về thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

Tại Khoản 2, Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/11/2018 quy định: “Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020”.

Trên thực tế, tính đến thời điểm hiện tại thì Tổng cục Thuế – Bộ Tài chính và các cơ quan thuế địa phương vẫn hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh triển khai hóa đơn điện tử theo lộ trình đã quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Tuy nhiên, tại kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Tại Chương X đã quy định về việc áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử với một số nội dung tương tự như đã quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, Luật Quản lý thuế 2019 nêu: Những nội dung về hóa đơn, chứng từ điện tử sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2022. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện những quy định về hóa đơn điện tử tại Luật này trước ngày 1/7/2022.

Quy định này của Luật Quản lý thuế (sửa đổi) được hiểu là quy định chung dành cho hóa đơn, chứng từ điện tử nói chung, bao gồm: hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng. 

Hiểu sai về định nghĩa trên khiến nhiều doanh nghiệp và kế toán lầm tưởng về việc lùi thời hạn bắt buộc sáp dụng hóa đơn điện tử đến 1/7/2022. Đây là hiểu nhầm rất tai hại khiến doanh nghiệp tốn kém về chi phí và có thể gặp rủi ro về pháp lý vì không kịp thời chuyển đổi sang hóa đơn điện tử.

MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử và có ưu đãi đặc biệt về giá khi khác hàng ĐĂNG KÝ tại: https://misasoft.com.vn/meinvoice-hoa-don-dien-tu-misa/

 

2. Bộ Tài chính chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định hạn cuối bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020

Nhằm hướng dẫn thực hiện một số điều về hóa đơn điện tử tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP đồng thời để giải đáp nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình triển khai hóa đơn điện tử, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019.

Tại thông tư này, điều được doanh nghiệp và kế toán quan tâm hàng đầu về thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử đã được làm rõ:

Khoản 3 và 4 Điều 26, Thông tư  68/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính đã quy định:

“Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này”

Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính nêu tại Khoản 2 Điều này hết hiệu lực thi hành.

Như vậy, 100% doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn bắt buộc triển khai hóa đơn điện tử theo lộ trình đã được quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP hạn cuối 01/11/2020.

Đồng thời, một số tỉnh thành sẽ phải gấp rút thực hiện chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo Nghị quyết 01/NQ-CP: hoàn thành triển khai hóa đơn điện tử tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và các thành phố lớn trong năm 2019.

Khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ về quy định hóa đơn điện tử hoặc dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử meInvoice.vn của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 0918.437.227 – 0917.757.227

Đánh giá post